Thiết kế lắp đặt tủ điện điều khiển. Công ty Max Electric VN là đơn vị vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt hệ thống điện, điều khiển & tự động hóa cho các công trình, thiết kế tủ điều khiển, lắp đặt tủ điện điều khiển các loại theo yêu cầu nhanh chóng, uy tín và chất lượng an toàn tuyệt đối, giá thành cạnh tranh, bảo hành chính hãng 18 tháng.
THIẾT KẾ LẮP ĐẶT TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN:
- Thiết kế lắp đặt tủ điện điều khiển trong công nghiệp: http://lapdattudien.net/ chuyên sản xuất và thiết kế cũng như làm tủ điều khiển trực tiếp và phân phối các loại tủ điện điều khiển theo yêu cầu của Quý khách hàng.
- Tùy theo yêu cầu kỹ thuật mà Thiết kế lắp đặt tủ điện điều khiển có nhiều cách làm khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung thực hiện lắp đặt tủ điện điều khiển trong công nghiệp đều bao gồm các bước sau:
1. Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết:
- Ví dụ: Nếu là tủ phân phối hạ thế thì cần xác định số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán giá trị của aptomat, dây dẫn, thông số kỹ thuật tủ điều khiển.
- Các giá trị này cần phải cân đối giữa bài toán kỹ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết bởi sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm khi hoàn thiện.
2. Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động.
- Khâu thiết kế có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất tủ điện công nghiệp . Tủ điện công nghiệp cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng cần phải được tối ưu trong thiết kế nhằm giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm.
- Khi thiết kế, cần lưu ý tới quá trình mở rộng, hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai.
- Khâu thiết kế cần được chú trọng và kiểm tra kỹ lưỡng, nhằm tránh xảy ra những sai sót sau khi đã hoàn thiện các công đoạn tiếp theo, điều này có thể dẫn tới việc phải làm lại toàn bộ quá trình từ đầu.
- Hiện nay có nhiều phần mềm hỗ trợ vẽ thiết kế tủ điện công nghiệp, nhưng thông dụng và đầy đủ nhất là phần mềm Cad Electric, 3D thì có Investor, SolidWork. Các bạn có thể dễ dàng tải về trên mạng.
3. Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ.
- Sau khi tính toán, lựa chọn các thiết bị cần thiết cho tủ điện công nghiệp, ta cần lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị đó. Trên mặt tủ, ta sẽ gia công các lỗ để gá lắp các thiết bị như đèn báo, đồng hồ, nút nhấn …
- Việc gia công các lỗ khoan này có thể được thực hiện đột dập bằng máy CNC (Với những tủ điện yêu cao về chính xác, độ phức tạp và tính thẩm mỹ) hoặc có thể khoan khoét bằng tay.
- Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện công nghiệp, cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.
- Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới.
- Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.
- Chú ý: Vỏ tủ điện điều khiển công nghiệp có những vị trí bị khoan khoét thông với bên ngoài như: vị trí quạt thông gió, vị trí đấu dây vào/ ra tủ điện cần phải làm lưới che chắn hoặc chèn đất sét chuyên dụng nhằm tránh chuột và côn trùng chui vào làm hỏng thiết bị.
4. Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ.
- Việc thiết kế bố trí thiết bị trên tủ điện hợp lý, đúng cách sẽ làm cho tủ điện giảm ảnh hưởng độ nhiễu giữa các thiết bị, tiết kiệm dây dẫn điện, tăng tính thẩm mỹ, tăng tuổi thọ các thiết bị và vận hành ổn định hơn.. Sắp xếp thiết bị được phân thành từng nhóm như sau:
- Nhóm thiết bị điều khiển hay đặt cùng nhau, góc phía trên ( Các rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).
- Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi động từ.)
- Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.
- Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào / ra tủ điện
5. Đấu dây dẫn điện.
- Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.
- Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.
- Dây tín hiệu và dây mạch lực nên được đi trong các ống ghen riêng biệt, càng xa nhau càng tốt.
- Với dây tín hiệu có độ nhạy cao (dây dẫn encoder, dây truyền thông …) thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.
- Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển
- Dây điều khiên và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau và tuân theo tiêu chuẩn sau (Như hình vẽ)
6. Cấp nguồn, chạy không tải.
- Sau khi đã hoàn tất việc đấu dây, ta cần kiểm tra kỹ lại hệ thống trước khi cấp nguồn điện cho tủ điện công nghiệp.
- Khi cấp nguồn, để cho tủ điện làm việc không tải nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào tủ điện.
CÁC LOẠI TỦ ĐIỀU KHIỂN CÔNG NGHIỆP THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG:
Các loại tủ điều khiển công nghiệp bao gồm nhiều loại tủ điện điều khiển khác nhau như: Tủ điều khiển 3 bơm chữa cháy, Tủ điện điều khiển ats, tủ điện điều khiển chiếu sáng ngoài trời, tủ điện điều khiển cho các thang máy, và từ tủ điện điều khiển cao cấp đến tủ điện phân phối, tủ bù hạ thế, tủ chuyển đổi nguồn ATS, tủ tụ bù, tủ điều khiển động cơ khởi động mềm, tủ điều khiển động cơ khởi động sao/tam giác… mỗi loại tủ điện công nghiệp đều có những chức năng khác nhau nhưng một điều có thể thấy là vỏ tủ được thiết kế cách điện một cách cẩn thận, an toàn cho người sử dụng…
Những lưu ý khi sử dụng tủ điện điều khiển:
– Khi mua các loại tủ điện điều khiển cần xem rõ nguồn gốc, nên lựa chọn các hãng có thương hiệu nổi tiếng trong nước và trên thế giới, đảm bảo và chất lượng, tránh mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng, điều này gây đặc biệt nghiêm trọng không chỉ hiệu quả sử dụng mà còn an toàn tính mạng cho người tiêu dùng. Mặc dù khi đặt tủ điện công nghiệp mọi người vẫn chú trọng tới các vật liệu cách điện, vỏ tủ được tráng kẽm, cách điện cẩn thận những mỗi người vẫn nên có sự đề phòng, tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.
– Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt tủ điện điều khiển hãy đến với Max Electric VN Với đội kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm và đã cho ra thị trường rất nhiều loại tủ điện điều khiển công nghiệp chất lượng tốt nhất, an toàn nhất, giá thành cạnh tranh
+ Sản phẩm, linh kiện chính hãng, bảo hành lên đến 18 tháng
+ Lắp đặt nhanh chóng đúng tiến độ, đúng yêu cầu về thông số kỹ thuật, sơ đồ đấu cũng như vỏ tủ điều khiển chất lượng đảm bảo được tạo ra từ đội ngũ kỹ sư điện nhiều năm kinh nghiệm
+ Tư vấn lựa chọn, hỗ trợ vận chuyển, lắp đặt, bảo trì tận nơi cho khách hàng, giá tốt nhất thị trường. Quý khách liên hệ trực tiếp để nhận ngay bảng giá tủ điện điều khiển.
Công ty Max Electric VN là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt hệ thống điện, điều khiển & tự động hóa cho các công trình dầu khí, nhà máy nhiệt điện, xi măng, dây truyền sản xuất, nhà máy công nghiệp. Chúng tôi cam kết mang tới quý khách hàng sản phẩm chất lượng, sử dụng bền vững, lâu năm.
ĐỂ YÊU CẦU TƯ VẤN, THIẾT KẾ, BÁO GIÁ VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ – LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT MAX ELECTRIC VN
VPDD: Tầng 5, số 3, đường Thọ Tháp, khu đô thị Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
CN HCM: 599 quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
Xưởng sản xuất: Khu CN Lai Xá, Xã Kim Chung Hoài Đức Hà Nội
ĐIỆN THOẠI: 0888 9211 88
Email: maxelectricvn@gmail.com