Những Thông Tin Cần Biết Về Tủ Điện Công Nghiệp

Hiện nay tủ điện công nghiệp là thiết bị quan trọng trong việc điều khiển hệ thống điện trong các nhà máy hay các nhà xưởng công nghiệp. Nó cũng là loại tủ điện được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề khác nhau nên tủ điện công nghiệp ngày càng được khách hàng quan tâm và lựa chọn. Tủ điện công nghiệp bao gồm tủ điện điều khiển PLC, tủ điện phân phối,.... Sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết hơn về các loại tủ điện công nghiệp qua bài viết bên dưới.

1. Các loại tủ điện công nghiệp

Tủ điện là thiết bị không thể thiếu trong các nhà máy xây dựng và công nghiệp, từ xưởng nhỏ đến xưởng lớn. Việc lắp đặt và sử dụng tủ điện công nghiệp giúp cho đơn vị chủ quản quản lý hệ thống điện dễ dàng, thuận tiện, đảm bảo sự vận hành thông suốt của các thiết bị điện và đường dây.

1.1. Tủ điện điều khiển PLC

Tủ điện điều khiển trung tâm hay còn gọi là tủ điện MCC (motor control center) là hệ thống tủ điện dùng để điều khiển và bảo vệ các động cơ, máy bơm,… có công suất lớn.

Tủ điều khiển động cơ có thể bao gồm các thành phần chính sau:

  • Bộ điều khiển trung tâm PLC
  • Thiết bị đóng cắt MCCB / MCB.
  • Công tắc tơ
  • Relay
  • Timer
  • Bộ biến tần (Inverter)
  • Khởi động mềm (Soft Starter)
  • Bộ khởi động sao - tam giác.

Tủ điều khiển trung tâm có các phương thức khởi động và điều khiển tùy theo loại động cơ và yêu cầu của khách hàng, như: khởi động trực tiếp, khởi động sao-tam giác, khởi động mềm, biến tần ... Về cấu tạo tủ điện điều khiển trung tâm, phần khung và các nắp tủ được làm bằng thép mạ kẽm và sơn tĩnh điện.

Về hoạt động, tủ điện điều khiển và bảo vệ động cơ công nghiệp, thủy lợi… hoạt động tại chỗ hoặc từ xa để ngắt, đảo chiều động cơ, cục bộ hoặc vận hành tại chỗ và từ xa để thay đổi tốc độ của động cơ.

Những Thông Tin Cần Biết Về Tủ Điện Công Nghiệp

Tìm Hiểu: Quy Trình Lắp Đặt Tủ Điện Công Nghiệp Đạt Tiêu Chuẩn

1.2. Tủ điện phân phối

Tủ điện phân phối là một phần không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến trạm biến áp, từ hệ thống truyền tải và phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nó được sử dụng làm nơi lắp đặt và bảo vệ các thiết bị đóng cắt và điều khiển điện, và là nơi đặt các đầu nối phân phối điện trong các tòa nhà để đảm bảo thiết bị trực tiếp được cách ly với người sử dụng điện trong quá trình thao tác tại hiện trường.

 

Tủ điện phân phối chính được sản xuất theo tiêu chuẩn IEC 60439, vỏ tủ điện được làm bằng thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Các bộ phận khác như vỏ tủ điện, mặt bên và mặt sau tủ điện có thể tháo rời dễ dàng thuận tiện cho người sử dụng trong việc lắp đặt và bảo dưỡng.

 

Những Thông Tin Cần Biết Về Tủ Điện Công Nghiệp

1.3. Tủ tụ bù

Tủ tụ bù hay còn gọi là tủ bù công suất phản kháng thường lắp tụ bù điện song song với tải, được điều khiển bằng bộ điều khiển tụ bù tự động 4 cấp hoặc 14 cấp thông qua thiết bị đóng cắt (contactor).

 

Vai trò của tụ bù là tăng và nâng cao hệ số công suất; giảm tổn thất điện năng; giảm tải máy biến áp; khắc phục sụt áp; Thiết bị điện không cần định mức dư thừa; Không bị phạt công suất vô công...

 

Tủ tụ bù thường sử dụng 02 loại tụ thông dụng là tụ dầu và tụ khô với nhiều mức phân áp, đáp ứng nhu cầu sử dụng từ 5Kvar - 50Kvar.

Những Thông Tin Cần Biết Về Tủ Điện Công Nghiệp

1.4. Tủ điện ATS (Tủ chuyển mạch)

Tủ điện ATS hay còn gọi là tủ chuyển nguồn tự động ATS (Automatic Transfer Switches) là hệ thống thiết bị điện có thể đảm bảo sự hoạt động liên tục và ổn định của toàn bộ hệ thống điện ngay cả khi mất điện. Mỗi doanh nghiệp, nhà máy, khu chung cư, bệnh viện,… đều trang bị loại tủ điện này để đảm bảo luôn có đủ nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt.

1.5. Tủ bơm phòng cháy chữa cháy

Tủ điện bơm phòng cháy chữa cháy là một hệ thống rất quan trọng trong một tòa nhà và dùng để điều khiển động cơ máy bơm chữa cháy khi có sự cố. Tủ điện điều khiển máy bơm chữa cháy thường hoạt động tự động hoặc bằng tay thông qua công tắc áp suất theo tín hiệu áp suất trên đường ống.

Tham Khảo: Nguyên Lí Làm Việc Của Tụ Điện

2. Kích thước tủ điện công nghiệp

Tủ điện công nghiệp là loại tủ dùng để điều khiển toàn bộ hệ thống điện của nhà máy, tòa nhà, khu công nghiệp. Tủ điện công nghiệp có nhiều kích thước khác nhau và có khả năng chịu được các tác động của ngoại lực, các tác động xấu của môi trường.

2.1. Kích thước tủ điện thông thường

  • Chiều cao 2m đến 23m
  • Chiều rộng 2m đến 8m
  • Độ dày khoảng 1,2mm đến 2,5mm

Hiện nay trên thị trường tủ điện thường có các kích thước sau:

 

Tủ điện công nghiệp loại nhỏ: 300 x 200 x 150; 300 x 200 x 200; 350 x 250 x 150; 400 x 300 x 150; 400 x 300 x 210; 400 x 400 x 210; 450 x 300 x 170; 500 x 300 × 150; 500 × 300 × 210; 500 × 400 × 210; 520 × 350 × 200; 600 x 400 x 210 ...

2.2. Kích thước tủ điện loại trung bình

600 x 400 x 250, 600 x 500 x 210, 600 x 500 x 250, 600 x 600 x 210, 700 x 500 x 210, 700 x 500 x 250, 800 x 600 x 200, 800 x 600 x 250, 800 x 600 x 230, 800 x 600 x 300, 1000 x 800 x 210, 1000 x 800 x 250, 1000 x 800 x 230, 1200 x 800 x 300, 1200 x 800 x 350 ...

 

1200 x 800 x 400, 1400 x 800 x 400, 1700 x 800 x 600, 1600 x 800 x 450,

3.3. Kích thước tủ điện lớn

1800 x 1000 x 500, 2000 x 1200 x 600, 1000 x 800 x 250 ...Kích thước tủ điện công nghiệp

Những Thông Tin Cần Biết Về Tủ Điện Công Nghiệp

Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại tủ điện công nghiệp như: tủ điện điều khiển PLC, tủ điện phân phối, tủ tụ bù, tủ điện ATS, tủ bơm phòng cháy chữa cháy. Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn, mang đến cho bạn những thông tin để bạn có sự lựa chọn đúng đắn cho công trình của mình.

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT MAX ELECTRIC VN

  • VPDD: Số 19 Phố Nguyễn Thị Duệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • CN HCM: P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng sản xuất: Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.
  • ĐIỆN THOẠI: 0862.663.229 - 094.876.9966
  • Email: maxelectricvn@gmail.com