Hệ thống ERP là gì
Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) là phần mềm giúp doanh nghiệp quản lý tổng thể các hoạt động kinh doanh như tài chính, nhân sự, sản xuất, kho bãi, bán hàng và chuỗi cung ứng. Bằng cách tích hợp các quy trình vào một nền tảng duy nhất, ERP giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn, giảm thiểu sai sót và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Một hệ thống ERO đầy đủ bao gồm :
- Kế toán tài chính (Finane)
- Lập kế hoạch và quản lý sản xuất (Production Planning and control)
- Quản lý mua hàng (Purchase Control)
- Quản lý bán hàng và phân phối (Sales and Distribution)
- Quản lý dự án (Project Managerment)
- Quản lý nhân sự (Human Resource Management)
- Quản lý dịch vụ (Service Management)
- Quản lý hàng tồn kho (Stock Control)
- Báo cáo thuế (Tax Reports)
- Báo cáo quản trị (Managerment Reporting)
Lợi ích của hệ thống ERP
Tối ưu hóa quản lý doanh nghiệp
ERP giúp doanh nghiệp tự động hóa nhiều quy trình, từ đó giảm sự can thiệp thủ công, tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành.
Cải thiên hiệu suất làm việc
Nhờ vào khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu theo thời gian thực, nhân viên có thể truy cập thông tin nhanh chóng, nâng cao hiệu suất làm việc.
Nâng cao khả năng ra quyết định
ERP cung cấp các báo cáo chi tiết về tài chính, sản xuất, bán hàng và kho hàng, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định chính xác và kịp thời.
Hỗ trợ tích hợp và mở rộng
Hệ thống ERP có thể tích hợp với nhiều phần mềm khác như CRM, phần mềm kế toán và các công cụ quản lý khách hàng, giúp doanh nghiệp phát triển linh hoạt.
Hỗ trợ tích hợp và mở rộng
Hệ thống ERP có thể tích hợp với nhiều phần mềm khác như CRM, phần mềm kế toán và các công cụ quản lý khách hàng, giúp doanh nghiệp phát triển linh hoạt.
Đặc điểm của phân mềm quản lý doanh nghiệp ERP
Để phân biệt với các giải pháp quản trị doanh nghiệp khác, phần mềm ERP có 4 đặc điểm chính sau :
- ERP là một hệ thống quản trị sản xuất kinh doanh hợp nhất. Mọi thành viên doanh nghiệp (từ nhà quản lý tới nhân viên), Mọi công đoạn và phòng ban chức năng sâu chuỗi thành một quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có trật tự.
- ERP là một hệ thống phần mềm hỗ trợ chứ không phải dây chuyền sản xuất tự động thay thế sức người.
- ERP là một hệ thống quản lý hoạt động theo quy tắc và kế hoạch rõ ràng. Các nhân viên với nhiệm vụ cụ thể cần được xác định từ trước cùng với quy định nhất quán, chặt chẽ. Kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập ra theo định kỳ, tuần, tháng, năm.
- ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong công ty để chúng cùng làm việc, trao đổi, cộng tác qua lại với nhau chứ không phải mỗi phòng ban là một cát cứ hoạt động riêng lẻ.
Vai trò của ERP đối với doanh nghiệp
Hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng nắng suất và lợi nhuận. Dưới đây là một số vai trò của ERP đối với doanh nghiệp:
Tích hợp và quản trị: ERP có khả năng loại bỏ sự trùng lặp dữ liệu, tăng cường tính chính xác và nhất quán của thông tin, đồng thời giúp doanh nghiệp dễ dàng truy cập và sử dụng dữ liệu cho các mục đích khác nhau.
Quản lý nguồn lực doanh nghiệp: ERP cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nguồn lực của doanh nghiệp, boa gồm nhân sự, tài chính, vật liệu và sản xuất.
Tự động hóa quy trình: Chức năng ERP tự động hóa nhiều quy trình thủ công trong doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sau sót và tăng năng suất. Ví dụ, hệ thống có thể tự động hóa các quy trình như thành toán hóa đơn, xử lý đơn hàng, quản lý kho,...
Hỗ trợ việc ra quyết định nhanh, chính xác: Chương trình ERP cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp thông tin chi tiết về tình hình hoạt động kinh doanh, giúp họ đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Tăng cường khả năng kiểm soát: ERP giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn các hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận.
Nâng cao khả năng cạnh tranh: ERP giúp cải thiện quá trình giao tiếp và phối hợp giữa các bộ phận giúp bộ máy doanh nghiệp hoạt động mượt mà hơn
Tăng cường khả năng cạnh tranh: Việc triển khai ERP thành công có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế trong thị trường ngày càng cạnh tranh.
Tăng khả năng thích ứng với thay đổi: ERP Giúp doanh nghiệp dễ dàng thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.
Cải thiện dịch vụ khách hàng: Chức năng của hệ thống ERP giúp doanh nghiệp cung cấp dịch cụ khách hàng tốt hơn bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về khách hàng và nhu cầu của họ.
Chi phí triển khai ERP
Phần mềm ERP giá bao nhiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Nhà cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, đơn vị triển khai tại Việt Nam (Nếu sử dụng ERP nước ngoài), các phân hệ được chọn, hình thức triển khai (on prem/on cloud)
Nhìn chung, ERP triển khai on cloud sẽ có chi phí thấp hơn ERP on prem vì doanh nghiệp không cần phải đầu tư phần cứng va không cần thuê chuyên gia CNTT để vận hành nội bộ. Đơn vị triển khai sẽ phụ trách xử lý việc bảo trì và tính phí hàng năm hoặc hàng tháng cho khách hàng, thường dựa trên số lượng người dùng.
Khi tính otans lợi tức từ đầu tư (ROI) và tổng chi phí sở hữu (TCO) của việc triển khai phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP mới, chi phí nhân lực ban đầu và duy trì cũng quan trọng như chi phí lựa chọn và triển khai phần mềm. ví dụ như chi phí bảo trì, cơ sở vật chất, downtime, phục hồi, bảo mật, quyền riêng tư và chi phí chuyên gia CNTT đều là những cân nhắc quan trọng.
Như đã đề cập, hình thức triể khai on cloud sẽ giúp giảm đáng kể cả chi phí vốn và vận hành, giúp doanh nghiệp cải thiện cả ROI và TCO.
Làm sao để doanh nghiệp sở hữu một phần mềm quản trị ERP tốt?
Để sở hữu hệ thống quản trị tích hợp doanh nghiệp ERPs tốt, doanh nghiệp cần thực hiện các điều sau:
- Cần cân nhắc chi phí đầu tư ban đầu, chi phí bảo trì và chi phí hỗ trợ.
- Cung cấp một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, nhất quán
- Trình bày trực quan các thông tin chính bằng bảng điều khiển, KPI,…
- Sử dụng giao diện trực quan các thông tin chính bằng bảng điều khiển, KPI,…
- Sử dụng giao diện trực quan giống nhau giữa các công cụ quản lý các phòng ban
- Tích hợp liền mạch các quy trình sản xuất kinh doanh và quy trình vận hành công việc
- Tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại
- Cần đảm bảo hệ thống ERP có các biện pháp bảo mật dữ liệu phù hợp
- Cần lựa chọn nhà cung cấp uy tín có khả năng hỗ trợ tốt
- Lựa chọn hình thức triển khai ERP phù hợp với tình hình hiện tại của doanh nghiệp
Công ty Max Electric VN
là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt hệ thống điện công nghiệp, điều khiển & tự động hóa cho các công trình dầu khí, nhà máy nhiệt điện, xi măng, dây chuyền sản xuất, nhà máy công nghiệp. Chúng tôi cam kết mang tới quý khách hàng sản phẩm chất lượng, sử dụng bền vững, lâu năm.
ĐỂ YÊU CẦU TƯ VẤN, THIẾT KẾ, BÁO GIÁ TỦ ĐIỆN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ, PHẦN MỀM - LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT MAX ELECTRIC VN
- Điện thoại: 0862 663 229
- Email: Maxelectricvn@gmail.com
- VPDD: Tầng 5 số 39 ngõ 22 Mạc Thái Tổ, Q. Cầu giấy, TP. Hà Nội
- CN HCM: 599 quốc lộ 1A, P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh
- Xưởng Sản xuất: Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Nội.